| Người Chia Sẻ |
Recent Posts
Google+ (Google Plus) là mạng xã hội mà
Google+ thêm vào tất cả dịch vụ khác của Google, bao gồm Gmail, YouTube và
Blogger. Google+ mang các đặc điểm phổ biến của phương tiện truyền thồng xã
hội, chẳng hạn như nhận xét, chia sẻ ảnh và nhạc, trò chuyện video, v.v. với
vòng kết nối xã hội của bạn. Về cơ bản, Google+ là những gì mà bất kỳ người
dùng nào chọn lựa, từ trò chuyện trực tiếp tới nền tảng thể hiện bản thân với
các công cụ làm cho Google+ mang tính cá nhân hoặc tập thể như bạn mong muốn.
Trong Google+, mọi người trò chuyện, chia sẻ ý
kiến, đăng ảnh và video, giữ liên lạc và chia sẻ tin tức cá nhân, chơi trò
chơi, lập kế hoạch họp mặt và gặp gỡ, gửi lời chúc sinh nhật và ngày lễ, làm
bài tập và làm việc cùng nhau, tìm và liên hệ với bạn bè và họ hàng xa cách lâu
ngày, đánh giá sách, đề xuất nhà hàng và hỗ trợ mục đích từ thiện. Danh sách
còn tiếp tục và Google+ còn bao gồm tính năng nhận và cung cấp xác nhận cũng
như hỗ trợ về mặt tình cảm, nhiều bài học không chính thức và khám phá sở thích
cá nhân, học tập và nghề nghiệp trong tương lai.
Trên thực tế, có rất ít người không biểu đạt
trên trang web mạng xã hội. Mạng xã hội đôi khi được gọi là “tiện ích xã hội”.
Giống như lưới điện, mạng xã hội cung cấp cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho những hoạt
động không ngừng thay đổi mỗi ngày của hàng triệu người dùng, 24 giờ mỗi ngày,
7 ngày mỗi tuần.
Trên thực tế, "sản phẩm" được gọi là
Google+ là một sinh vật thay đổi liên tục. Không giống những phương tiện truyền
thông mà phụ huynh chúng ta đã đồng hành – sách, báo và thậm chí cả radio và TV
– Google+ thực sự là do “người dùng đóng góp”, sản phẩm chung của hàng triệu
người dùng, được cập nhật tự động, liên tục trên khắp thế giới và một phần Web
xã hội ngày càng phản ánh muôn mặt cuộc sống.
Nguồn: Google
Cảm xúc là
một hình thức biểu lộ thái độ của con người đối với một sự việc, hiện tượng nào
đó trong cuộc sống, với những người khác xung quanh. Cảm xúc là một điều kiện của
sự phát triển nhân cách của con người. Cảm xúc cũng có nhiều loại: cảm xúc đạo
đức, cảm xúc trí tuệ, cảm xúc thẩm mỹ… Cảm xúc có một đặc trưng đó là tính đối
nhau: thích hay không thích, yêu hay ko yêu….
Cảm xúc là
sự rung động tâm lý của con người đối với một sự vật, hiện tượng nào đó và mang
tính chất chủ quan. Các rung động cảm xúc tiêu biểu là rung động tốt hoặc xấu, thích hoặc không
thích, ngoài ra nó còn thể hiện mức độ kích thích.
Trong cuộc sống bạn có thể gặp những người rất tinh tế,
giao tiếp tốt. Trong mọi tình huống họ dường như luôn biết cách xử lý hợp lý để
mọi người không cảm thấy bức xúc hay bực bội. Đó là những bậc thầy trong việc
điều khiển cảm xúc. Khi làm việc có tính chất áp lực họ luôn nhìn thẳng vào vấn
đề và bình tĩnh tìm ra các giải pháp. Họ biết khi nào nên tin vào cảm xúc của
mình và đưa ra các quyết định đúng đắn. Luôn sẵn sàng thừa nhận những khuyết
điểm của mình tiếp thu những lời phê bình để tìm cách thay đổi và phát triển
bản thân. Đó là những người hiểu rõ về bản thân, điều khiển được cảm xúc để có
thể cảm nahn65 được cảm xúc của người khác và xây dựng được các mối quan hệ
tích cực.
Lưu Vũ
Ngôn từ giúp bạn chắc rằng bạn muốn nói cái mình muốn nói,
hiểu rõ nhất trog khả năng có thể điều người khác muốn nói và giúp mọi người hiểu
được họ muốn nói gì.
Cái giá của ngôn từ rất rẻ: “lời nói không mất tiền mua”.
Nhưng lời nói có sức mạnh gợi lên hình ảnh, âm thanh và cảm giác ở người nghe
hay người đọcnhư bất kỳ nhà thơ, nhà văn nào đó. Lời nói có thể mở ra hay làm đổ
vỡ một mối quan hệ ngoại giao, khơi nguồn cho những mâu thuẫn.
Ngôn từ là một công cụ giao tiếp, vì vậy ý nghĩa của ngôn từ
là sự đồng thuận giữa người với người. Không có ngôn ngữ thì sẽ không có nền tảng
cho xã hội tiến bộ ngày nay.
Ngôn ngữ là một phần của nền văn hóa của con người mà chúng
ta sinh ra và không thể thay đổi. Những người giao tiếp giỏi biết khai thác điểm
mạnh và yếu của ngôn từ. Hiện nay mọi người còn có thể hưởng lợi từ kinh nghiệm
của những chuyện gia trị liệu tâm lý tài năng.
Lưu Vũ
Sự phát triển mạnh mẽ của
internet và các dịch vụ thương mại điện
tử ngày nay, các doanh nghiệp đã ứng dụng các ưu điểm của email vào việc kinh
doanh. Email marketing là hình thức tiếp thị trực tiếp sử dụng thư điện tử hay
catalogue điện tử giao tiếp trực tiếp đến khách hàng nhằm giới thiệu sản phẩm
của mình.
Có 2 hình thức Email marketing hiện nay:
+ Marketing Email được sự cho
phép của người nhận, đây là hình thức hiệu quả nhất.
+ Và Email marketing không
được sự cho phép của người nhận, còn gọi là thư rác (Spam).
Sử dụng Email marketing
giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian trong việc gửi thư tới khách hàng. Nếu viết
thư theo kiểu truyền thống sẽ mất rất nhiều thời gian trong việc viết thư cũng
như gửi các bức thư đó đi. Sử dụng Email có thể gửi thư với số lượng lớn đến
nhiều địa chỉ khác nhau vì bạn có thể gửi nhiều bức thư chỉ trong một lần gửi,
và cũng tiết kiệm chi phí cho việc gửi thư.
Bạn cần phải sang lọc danh
sách các khách hàng hoặc các đối tượng
cần gửi thư đến, vì có thể bạn sẽ bỏ sót các khách hàng hoặc gửi nhầm tới các
khách hàng đã sử dụng sản phẩm và không cần tiếp thị nữa. Để sử dụng Email marketing hiệu quả bạn cần xây dựng nội dung thư hấp dẫn và có ích với khách hàng. Gửi đúng đối tượng khách hàng để tránh bị spam mail.
Bạn đang lên kế hoạch tiếp thị kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí và gửi thông điệp quảng cáo đến hàng nghìn khách hàng cùng lúc hãy chọn Email marketing.
Bạn đang lên kế hoạch tiếp thị kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí và gửi thông điệp quảng cáo đến hàng nghìn khách hàng cùng lúc hãy chọn Email marketing.
Lưu Vũ
E mail, hay
thư điện tử là một hệ thống chuyển nhận thư từ qua các mạng máy tính.
Email là một phương tiện thông tin rất nhanh. Một mẫu
thông tin (thư từ) có thể được gửi đi ở dạng mã hoá
hay dạng thông thường và được chuyển qua các mạng máy tính đặc biệt là mạng
Internet. Nó có thể chuyển mẫu thông tin từ một máy nguồn tới một hay rất nhiều
máy nhận trong cùng lúc.
Ngày nay, email chẳng những có thể truyền gửi được chữ,
nó còn có thể truyền được các dạng thông tin khác như hình ảnh, âm thanh, phim,
và đặc biệt các phần mềm thư điện tử kiểu mới còn có thể hiển thị các email
dạng sống động tương thích với kiểu tệp HTML.
Thay vì viết thư bằng giấy mực theo cách truyền thống thì giờ ta chỉ cần gõ chữ từ bàn phím của máy tính. Vận tốc truyền thư điện tử (Email) chỉ trong vài giây với chi phí rất nhỏ không đáng kể so vớ gửi đường bưu điện theo cách truyền thống.
Thay vì viết thư bằng giấy mực theo cách truyền thống thì giờ ta chỉ cần gõ chữ từ bàn phím của máy tính. Vận tốc truyền thư điện tử (Email) chỉ trong vài giây với chi phí rất nhỏ không đáng kể so vớ gửi đường bưu điện theo cách truyền thống.
Lưu Vũ
Sách là kết tinh thành tựu văn minh của các thế hệ truyền lại
cho mai sau. Sách chứa đựng những hiểu biết của con người đã được chọn lọc, tổng
hợp.
Có nhiều loại sách khác nhaum đem lại nhiều kiến thức mới,
khác lạ VD:
-
Sách văn học có nhiều bài văn, thơ, câu chuyện bổ
ích
-
Sách sử
giúp ta biết về quá khứ hang nghìn năm để biết được về những sự kiện, những
cuộc đấu tranh, xây đựng đất nước….
-
Sách khoa học mở ra những con số, thí nghiệm ..v..v..
Nếu thiếu sách cuộc sống con người sẽ rất nhàm chán, con người
sẽ thiếu kiến thức, hiểu biết. Ngày càng thụt lùi so với sự tiến bộ của thế giới.
Không phải lúc nào sách cũng là ngừoi bạn lớn của con ngừoi,
chỉ có những cuốn sách tốt mới là bạn của con người. Trên thực tế có rất nhiều
sách, có những cuốn sách hay những cũng tồn tại những cuốn sách nhảm nhí, vô bổ.
Những cuốn sách có nội dung đồi trụy, truyền bá những tư tưởng phi đạo lý.
Chúng ta phải biết cgọn lựa sách khi đọc để không nhiễm phải những thói xấu.
Sách là người bạn lớn của con người trong việc tìm kiếm và
khám phá tri thức vì vậy chúng ta phải giữ gìn, trân trọng sách. Sưu tầm những
cuốn sách hay, bổ ích, loại bỏ những cuốn sách vô bổ.
Lưu Vũ
Một cuốn sách hay trên giá sách là một người bạn dù quay lưng lại nhưng vẫn là bạn tốt.
Trên đời này thời gian là thứ một khi đã mất đi thì không
thể lấy lại được.
Hãy trân trọn những giây phút mà bạn đang có vì đó là
những khoảng khắc đáng quý của bạn bên bạn bè, những người than yêu. Thời gian
trôi qua rất nhanh, vậy nên chúng ta đừng lãng phí thời gian để rồi mọi thứ trôi
đi trong những nuối tiếc. Nó rất quý giá không gì có thể mua được, hãy trân
trọng những gì xung quanh ta.
Thời gian không chờ đợi một ai cả. Ngày hôm qua là quá
khứ, tương lai ngày mai đầy bí ẩn, chỉ có hôm nay là món quà của hiện tại. Nhiều
người sống cho quá khứ, tương lai chứ không phải sống cho hiện tại. Sống trọn
vẹn cho hiện tại và quên đi quá khứ là cách chuẩn bị chu đáo cho tương lai chưa
đến. Vì chỉ khi bạn sống và làm việc cho hiện tại bạn mới cảm thấy cuộc sống
của mình thật hạnh phúc và có ý nghĩa.
Lưu Vũ
Lập trình ngôn ngữ tư duy
NLP là viết tắt của Neuro-Linguistic Programming (Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy). Nó chứa đựng ba thành tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành những kinh nghiệm cá nhân của mỗi chúng ta: thần kinh học, ngôn ngữ học, và các mô thức được lập trình sẵn.
Một trong những ý tưởng độc đáo nhất của NLP là: Nếu một người nào đó làm được việc gì, thì ta sẽ có khả năng tìm hiểu cách thức họ làm như thế nào và lặp lại nó. Nguyên Lý Mô Phỏng (Principle of Modelling) của NLP là một trong những cách tiếp cận độc nhất vô nhị cho việc phát hiện và bắt chước những kỹ năng tiềm thức của những người kiệt xuất (có năng khiếu bẩm sinh) để dạy lại cho những người khác những kỹ năng mà bình thường rất khó có thể học được.NLP là viết tắt của Neuro-Linguistic Programming (Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy). Nó chứa đựng ba thành tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành những kinh nghiệm cá nhân của mỗi chúng ta: thần kinh học, ngôn ngữ học, và các mô thức được lập trình sẵn.
NLP nghiên cứu tỉ mỉ về cách mỗi cá nhân hành xử theo thói quen như thế nào. Với NLP, chúng ta có thể học hỏi từ người khác những mô thức nào có ích và phục vụ chúng ta. Sau đó chúng ta có thể luyện tập những mô thức mới cho hành vi của mình (giống như tái lập trình não bộ) nhằm tiến bộ hơn trong những trường hợp mà trước kia chúng ta đã ứng xử không hiệu quả.
NLP nhằm vào việc thay đổi tận gốc của hành vi, tức thay đổi lối tư duy dẫn đến hành vi. Cuộc sống, năng lực cũng như trình độ đều là hệ quả của cách chúng ta suy nghĩ. Việc thay đổi tận gốc vì vậy là điều bắt buộc nếu một người muốn nâng cao bất cứ kỹ năng nào, hoặc thay đổi các thói quen đã bám rễ. Trong nhiều trường hợp, việc thay đổi này khá dễ dàng và mang lại hiệu quả cao.
Cán cân bằng chứng khoa học phát hiện ra NLP chủ yếu là một thứ giả khoa học đầy tai tiếng. Các báo cáo khoa học chỉ ra nó chứa đựng nhiều lỗi về căn cứ,và không tạo ra kết quả như những người đề xướng đã cam đoan. Theo Clinical Psychologist Grant Devilly (2005), do đó sự phổ biến của NLP đã giảm đi trong như năm 1970. Những lời chỉ trích vượt qua sự thiếu hụt bằng chứng thực nghiệm về tính hiệu quả, cho rằng NLP thể hiện một số tính chất, tiêu đề, khái niệm và thuật ngữ giả khoa học. NLP được dùng như một ví dụ cho giả khoa học và hỗ trợ việc giảng dạy khoa học cơ bản ở cấp độ chuyên môn và đại học. NLP cũng xuất hiện trong danh sách các phương pháp can thiệp không đáng tin dựa trên sự thống nhất của chuyên gia và được bình duyệt. Trong nghiên cứu được thiết kế để xác định "quack factor" (các phương pháp giả dối, bị phản chứng) trong việc thực hành chữa bệnh tâm lý, Norcross et al. (2006) liệt kê NLP là có thể hoặc hầu như chắc chắn không đáng tin cho việc chữa trị các vấn đề hành vi. Norcross et al. (2010) liệt kê NLP trong tốp mười phương pháp can thiệp mất uy tín nhất và Glasner-Edwards and Rawson (2010) liệt kê NLP là "chắc chắn không đáng tin."
Bandler và Grinder cam đoan rằng NLP giải quyết các vấn đề như sợ ám ảnh (phobia), trầm cảm, rối loạn thói quen, psychosomatic illnesses, và rối loạn học tập. Nhưng tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng NLP không thành công trong việc đạt được những kết quả đáng tin cây đối với những trụ cột của nó. Mục đích của những người sáng lập là "tìm ra cách để làm cho cuộc sống con người tốt đẹp, sung mãn và giàu có hơn." [15][16] Họ tuyên bố rằng nếu những dạng hành vi của những người kiệt xuất có thể mô hình hóa (ví dụ các phẫu thuật gia nổi tiếng), mọi người có thể dễ dàng học được. NLP đã được một số nhà trị liệu thôi miên vận dụng trong các buổi hội thảo tiếp thị cho doanh nghiệp và chính phủ.
Khởi Nguồn
Vào những năm đầu thập niên 70, nhà ngôn ngữ học John Grinder, và nhà toán học Richard Bandler tiến hành tìm kiếm những công cụ xuất sắc trong việc phát triển tiềm năng bản thân.
Grinder and Bandler đặt ra câu hỏi: "Sự khác biệt giữa một người tương đối thành thạo và một người thật sự vượt trội trong cùng một lĩnh vực là gì?" Câu trả lời không gì khác hơn chính là NLP, hay còn được mệnh danh là "khoa học của sự xuất chúng" hay "khoa học của sự thay đổi".
John Grinder và Richard Bandler – hai giáo sư đại học Santa Cruz (Mỹ) – được xem là những người sáng lập ra NLP để cải thiện kỹ năng con người thông qua việc tạo ra những mô thức hành động tốt hơn.
Nghiên Cứu Khoa Học
Giáo sư Gerald Edelman, người đoạt được giải Nobel, đã trải qua 30 năm nghiên cứu các chức năng hoạt động của bộ não. Ông kết luận rằng hơn 10 tỉ tế bào thần kinh trong chúng ta đã sắp xếp thành từng nhóm và hình thành những bản đồ phản ánh lại kinh nghiệm của chúng ta. Những bản đồ này cho phép chúng ta ý thức về thế giới cũng như về bản thân. Những liên kết giữa các tế bào càng hoạt động thường xuyên sẽ càng phát triển mạnh; những phần còn lại sẽ hao mòn dần.
Nỗi ám ảnh là một ví dụ hay về hoạt động của bộ não. Một trường hợp cá biệt (sợ độ cao, nhện…) sản xuất ra một phản ứng vật chất mạnh mẽ (đổ mồ hôi tay, thở gấp, hoảng sợ, …) Bộ não nhận biết điều đó một cách nhanh chóng và ngay sau đó, mỗi khi người đó gặp kích thích tương tự, cơ thể của họ biết phải phản ứng tương đương. Một điều ngạc nhiên là những người mắc chứng sợ hãi không bao giờ quên phản ứng này. Đây là chiến lược học hỏi một lần hoàn hảo.
Một mặt những phản ứng theo thói quen tất yếu này dẫn đến bất lợi cho chúng ta là bị ám ảnh, thì mặt khác nó cũng có lợi là chúng ta làm nhiều việc mà không cần suy nghĩ như buộc dây giày, lái xe…
Vì vậy NLP nghiên cứu tỉ mỉ về cách mỗi cá nhân hành xử theo thói quen như thế nào. Với NLP chúng ta có thể nhận thấy những khuôn mẫu nào đáp ứng và phục vụ chúng ta. Sau đó chúng ta có thể thêm vào những khuôn mẫu mới cho hành vi cư xử của mình và đạt hiệu quả hơn trong những trường hợp khi mà trước kia chúng ta đã ứng xử không hiệu quả. Nếu chúng ta hiểu chính bản thân mình, chúng ta có thể lựa chọn về việc chúng ta muốn trở thành người như thế nào trong tương lai.
Kỹ thuật NLP
Chúng ta giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua 5 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, và vị giác. Chúng ta tiếp nhận những tác nhân kích thích từ bên ngoài, và tái tạo lại chúng bên trong não bộ dưới một hình thức khác. Việc này hình thành bên trong não bộ chúng ta một thế giới thu nhỏ và chủ quan của riêng chúng ta.
Việc tổng hợp tất cả những gì ta thu nhận từ bên ngoài vào não bộ tạo nên những mô thức hành vi và phản ứng trong các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống, việc này còn được gọi là "lập trình". Những mô thức (hay gọi một cách đơn giản là thói quen) này sẽ lặp đi lặp lại nếu không có cản trở hay thay đổi gì. Nó giống như máy ghi âm tua lại cùng một nội dung nếu như nó không bao giờ được ghi âm nội dung khác chồng lên. Vấn đề là ở chỗ, những mô thức lặp đi lặp lại này có những cái rất hữu ích nhưng có những cái thì hoàn toàn không (hoặc thậm chí có hại).
Những người sáng lập ra NLP đã nhận ra rằng, mọi người không phản ứng trực tiếp với thế giới chung quanh họ. Trước tiên, họ dùng những gì thu nhận được từ thế giới bên ngoài trong quá trình sống và lớn lên của bản thân để "lập trình" cho bộ não của mình, rồi cứ thế mà hành động và phản ứng (một cách gần như tự động) theo các chương trình đã được cài sẵn đó.
NLP có một số nguyên lý rất hay, hai trong số chúng là:
- "Nếu bạn tiếp tục làm mọi thứ theo cách bạn luôn làm, thì bạn sẽ mãi chỉ đạt những gì bạn đã có!"
- "Nếu những gì bạn đang làm không hiệu quả, hãy làm điều gì khác!"
Các nhà sáng lập và nghiên cứu NLP tin rằng: nếu con người có thể sử dụng một cách hiệu quả những nguyên lý và kỹ thuật trong NLP, họ có thể đạt được khả năng giao tiếp đầy nghệ thuật, có được một cuộc sống hạnh phúc, giàu có và mãn nguyện hơn. Điều này đã được chứng minh trong cuộc sống qua rất nhiều câu chuyện thành công trong nhiều lĩnh vực.
Hiện nay, nhiều người cho rằng NLP là một trong những cách tiếp cận tốt nhất để đạt được đến nghệ thuật trong giao tiếp, trong phát triển bản thân và trong việc vươn đến những thành công vượt trội.
Ứng dụng NLP
Thông qua việc am hiểu NLP, bạn sẽ:
- Học được cách điểu khiển trạng thái cảm xúc của bản thân
- Phát triển được kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp
- Vượt qua được những trở ngại trong công việc và cuộc sống
- Giúp được những người xung quanh mình thành công
- Và làm được nhiều điều thú vị khác trong cuộc sống
NLP (Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy) đã được ứng dụng rộng rãi với kết quả vô cùng khả quan trong rất nhiều lĩnh vực:
- Kinh doanh
- Huấn luyện
- Bán hàng
- Lãnh đạo
- Tâm lý học
- Thể thao
- Y tế
- Thương thuyết
- Giáo dục
- Và nhiều lĩnh vực khác…
Ngày nay, hầu hết những quyển sách về phát triển bản thân đều chứa đựng một vài kỹ thuật NLP, và nó đã được kết hợp ít nhiều vào hầu hết những khóa đào tạokỹ năng sống và kỹ năng mềm. Tuy nhiên, không phải khóa học nào cũng vận dụng NLP một cách bài bản.
NLP được sử dụng trong giáo dục ở nhiều mảng khác nhau. Ví dụ: các giáo viên có thể tìm hiểu sự khác biệt giữa những đứa trẻ phân loại và lưu trữ thông tin theo thị giác (visual), thính giác (auditory) hay cảm giác (kinesthetic) – thường được gọi là phương pháp VKA. Có được thông tin này có thể giúp giáo viên điều chỉnh ngôn ngữ của họ để những gì họ dạy sẽ có thể được nhiều học trò lĩnh hội một cách thấu đáo và trọn vẹn nhất.
Các bác sĩ và luật sư đang tận dụng những kỹ thuật NLP tương tự để thu thập thông tin chất lượng từ bệnh nhân và khách hàng. NLP cũng được sử dụng để nghiên cứu sức ảnh hưởng của hệ thống niềm tin đối với bệnh tật. Bước đầu nhận thấy cách các bác sĩ trao thông tin cho bệnh nhân như thế nào có thể là một công cụ hữu ích cho việc phục hồi (hoặc ngược lại). Không có lĩnh vực nào như lĩnh vực về sức khỏe mà câu châm ngôn "Nếu bạn tin vào điều gì thì nhiều khả năng điều đó sẽ diễn ra theo cách bạn tin" lại đúng đến thế.
Đặc biệt, NLP được dùng rất nhiều trong việc phát triển bản thân. Nó tập trung vào bạn muốn gì, bạn muốn trở thành người như thế nào, và làm thế nào để tìm thấy động lực bên trong để giúp bạn thay đổi. Thay vì đi theo các tâm lý truyền thống thường có khuynh hướng tập trung vào vấn đề và nguyên nhân của vấn đề, NLP tập trung vào giải pháp nhiều hơn.
NLP được sử dụng trong thể thao nhằm bảo đảm sự lặp lại của phong độ đỉnh cao cho các vận động viên.
Trong lĩnh vực kinh doanh cũng như công nghiệp, NLP đã và đang được sử dụng để tăng cường hiệu quả bán hàng, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng thuyết trình, thúc đẩy, quản lý áp lực, và hầu hết các lĩnh vực mà bạn có thể nghĩ đến. Các thành viên trong cộng đồng doanh nghiệp được huấn luyện về NLP cũng đang được hướng dẫn vượt qua kế hoạch để đạt được thành công mà họ tự đặt ra, cũng như đóng góp vào những phương pháp để vượt trội đã được chứng minh.
Nguồn Wikipedia
Diễn đàn
Diễn đàn (Forum) là một trang website nơi mọi người có thể
trao đổi, thảo luận 1 số chuyện mục, chủ đề và bài viết cá nhân về
một vần đề cùng quan tâm. Các chủ đề được thảo luận được lưu trữ
dạng các trnag tin, đây là hình thức thảo luận không trực tiếp, có
thể là ngay lập tức hoặc vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng
sau mới có người trả lời.
Trên một diễn đàn có chứa các mục khác nhau, trong các chuyên
mục đó chứa các diễn đàn con chứa các chủ đề, dùng để thảo luận
một chủ đề nào đó. Chủ đề được tạo nên bởi các thành viên trang web
đó đăng lên.
Một số diễn đàn tại Việt Nam:
- Truongton.net
- Diendan.vtc.vn
- Forum.zing.vn
- Gamevn.com
- Bacsigiadinh.com
- Hihihehe.com
- Tamtay.vn
- Phuot.com
Lưu
Vũ
Trước tiên cần xác định mục tiêu rõ ràng và tập trung để thực
hiện công việc đó. Loại bỏ những phiền toái xung quanh sẽ giúp bạn
tập trung vào công việc và hoàn thành dễ dàng hơn.
Công việc cần phải có thời hạn hoàn thành, thời gian hoàn
thành có thể ảnh hưởng đến cá nhân bạn hoặc những người khác. Bạn cần biết khi
nào mình sung sức nhất để có thể hoàn thành các công việc của mình
trong buổi sáng, hay là đền buổi chiều năng lượng ấy mới phát huy
triệt để, tất nhiên là năng lượng trong mỗi người chúng ta có phần
khác nhau. Khi cảm thấy sung sức chugn1 ta sẽ giải quyết công việc một
cách nhanh chóng và hoàn hảo cho dù việc đó khó khăn hay phức tạp.
Hàng ngày bạn cần lên danh sách những việc cần làm trong ngày cũng
như xác định mục tiêu cần đạt được. Bạn nên sắp xếp thứ tự ưu tiên
xử lý việc nào trước, việc nào sau sao cho hợp lý và mang lại hiệu
quả nhất.
Bất kì một công việc nào có ý nghĩa hay các công việc thường
ngày khiến bạn phải tập trung cao độ, hãy tìm kiếm những điều đem
lại niềm vui và hứng thú đến với bạn. Hãy để bản thân thoải mái
với những điều vui vẻ giúp bạn đạt được mục tiêu mong muốn.
Lưu
Vũ
26. Mạng lưới
Có một vài sự thật trong câu “nó không phải những gì bạn biết, đó là những người bạn biết”. Nói chuyện với mọi người, gửi email, hoặc ít nhất thì cũng nên đăng kí 1 tài khoản Twitter (hoặc Facebook) khi bạn là ngườithiết kế web.
27. Ăn mặc đàng hoàng và nghiêm túc (1 chút)
Bạn nghiêm túc với công việc của mình ? Vậy thì hãy ăn mặc 1 cách nghiêm túc. Khách hàng thích bàn bạc với những người mà họ có vẻ quan tâm đến công việc
28. Đừng bao giờ làm free
Việc làm này không chỉ hạ thấp sự chuyên nghiệp của bạn, mà nó còn làm bạn có vẻ non kém. Cho dù là những khách hàng “dễ thương” cũng sẽ lợi dụng điều này.
29. Thương lượng
Nếu thực sự bạn phải làm mà không được gì cả, hãy thương lượng. Không phải lúc nào các khoảng thanh toán đều phải quy về tiền bạc. Khách hàng có thể có những thứ mà bạn cần hơn là tiền.
30. Đọc hợp đồng thiết kế web
Đừng bao giờ kí một hợp đồng thiết kế web trước khi bạn đọc kỹ nó, và tất nhiên, đừng bắt đầu làm việc cho một cty nào nếu ko có hợp đồng, bạn có thể tự viết nó nếu cảm thấy cần thiết.
31. Làm cho hoá đơn của bạn nổi bật.
Các công ty lúc nào cũng ngập lụt với các hoá đơn. Làm cho cái của bạn bạn nổi bật với màu sắc hoặc hình dạng khác và nó có khả năng tăng lên đầu cọc ‘chi trả’.
32. Không có công việc nào ‘bèo’ cả
Lúc nào cũng phải tự nhắc bản thân làm hết sức có thể. Dù sao thì, bạn không thể nào không cảm thấy thỏa mãn khi đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
33. Không có khách hàng ‘bựa’
Trách nhiệm của bạn là làm vừa lòng khách hàng. Nếu nó là bất khả thi, “chia tay sớm bớt đau khổ”.
34. Chấp nhận sự hạn chế.
Sự hạn chế là điều vô giá cho việc tạo ra một sản phẩm thành công: Chúng cho bạn một cái gì đó để chống lại. Từ sự căng thẳng này dẫn đến 1 cái gì đó suất sắc.
35. Môi trường xung quanh không phải là hạn chế
Sản phẩm của bạn tác động lên môi trường như thế nào ko thể chỉ nhận định một cách sơ sài được, với tư cách là 1 nhà thiết kế, nó là vấn đề quan trọng nhất đối với bạn.
36. Những vấn đề vớ vẩn sẽ dẫn đến những giải pháp vớ vẩn.
Luôn luôn đặt câu hỏi với bản tóm tắt của khách hàng, định nghĩa lại các câu hỏi, 2 bản tóm tắt ko nên giống nhau, một vấn đề độc đáo sẽ dẫn đến một giải pháp độc đáo.
37. Những ý tưởng mới lúc nào cũng ‘ngốc nghếch’.
Ý tưởng mới được hình thành mà không có bối cảnh và không có các giải pháp để thành công – điều này làm cho chúng ngớ ngẩn, vụng về, thậm chí không thể.
38. Đừng đánh giá thấp việc làm tự khởi xướng.
Khách hàng liên lạc với bạn vì công việc bạn tự khởi xướng. Trớ trêu thay, ngành kinh doanh thích thú với những ý tưởng ko bị ảnh hưởng bởi những mối quan tâm của doanh nghiệp.
39. Biện minh cho quyết định của bạn.
Khách hàng lo sợ những quyết định tùy tiện – họ muốn giải quyết vấn đề. Có một lý do cho tất cả mọi thứ, thậm chí nếu điều này là không hợp lý.
40.Đưa ra bản phác thảo, không đánh bóng ý tưởng.
Khách hàng thường nhầm lẫn các thiết kế thô cũng là các thiết kế cuối cùng. Đưa ra các bản phác thảo khi bạn có thể, nó làm cho họ cảm thấy họ có liên quan.
41. Làm việc với khách hàng, không phải chống lại họ.
Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang đúng, nhưng nếu nhìn vào giải pháp của khách hàng cùng lúc với giải pháp của bạn, đôi khi bạn sẽ phải ngạc nhiên.
42. Đừng luôn luôn không trả lời.
Đấu tranh cho các giải pháp vượt trội. Chứng tỏ suy nghĩ của bạn với khách hàng, dẫn dắt họ đi qua nó – thật khó để tranh luận với logic.
43. Chọn cuộc chiến của bạn.
Ngành công nghiệp sáng tạo thường dễ làm người ta nổi điên, nhưng không phải tất cả các cuộc tranh luận đều cần thiết. Điều này cần có thời gian để hiểu.
44. Nếu bạn chuẩn bị thất bại, hãy thất bại một cách đẹp mắt
Trở nên tham vọng có nghĩa là bạn phải làm những thứ bạn ko thể làm đc. Thất bại là một rủi ro, nhưng đôi khi nó là cần thiết.
45. Hãy là một người thẳng thắn.
Bất kể bạn đang làm việc với ai, hãy lên tiếng nếu có gì đó không đúng.
46. Nhận trách nhiệm nếu làm sai.
Nếu công việc có sai sót, hãy biết nhận trách nhiệm. Có vẻ khó, nhưng có trách nhiệm thì có nghĩa là bạn có thể làm một điều gì đó.
47.Chia sẻ ý tưởng của bạn.
Bạn sẽ không có gì để đạt được nếu giữ chằm chặp ý tưởng của bạn, chúng có thể quý giá, nhưng bạn chia sẻ càng nhiều bạn càng nhận đc những ý tưởng mới.
48. Ra khỏi studio.
1 thiết kế tốt được tạo nên từ sự hiểu biết các mối quan hệ giữa các vật xung quanh ta. Những mối liên quan này ko thể tìm đc nếu bạn chỉ ở trong studio.
49. Những giải thưởng là rất tuyệt, nhưng không quá quan trọng.
Những tấm bằng khen để trên kệ rất đẹp, nhưng khách hàng ít khi nhấc điện thoại lên liên lạc với bạn vì chúng, nhưng những sản phẩm tốt lại khuyến khích họ làm vậy.
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)